Cách nhận biết hải sản tươi sống, không nhiễm hóa chất

Trong thời đại ngày nay khi đời sống được nâng cao thì nguy cơ bệnh tật, ung thư, nhiễm độc từ thức ăn lại là mối nguy hại lớn cho cộng đồng. Vì vậy người nội trợ cần cảnh giác khi mua thức ăn, đặc biệt là hải sản hiện nay bị nhiễm hóa chất rất nhiều. Hải sản nói chung khi bị nhiễm hóa chất thường có mùi lạ, không tanh, ít nhớt, đặc biệt là ở mang cá. Những con cá bị nhiễm độc nặng thì có đầu to, thân nhỏ, thậm chí có một số con cá còn xuất hiện u trên thân… Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn cách nhận biết hải sản tươi sống, không nhiễm hóa chất để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn.

Cách chọn cá biển

  • Cá có mắt còn tươi, trong, linh hoạt, đối với một số loài cá mắt có thể lồi ra một chút nhưng nếu mắt cá lồi hẳn ra ngoài lá cá ươn.
  • Mang cá có màu đỏ hoặc hồng tươi, không bị thâm đen.
  • Thân cá chắc, dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại, không bị lún, không bị nát, da không có nốt lấm chấm.
  • Đối với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng lóng lánh, không bị bong tróc.
  • Cá thường có mùi tanh, nhưng khi đã hư còn thêm mùi lạ như mùi khai của ammoniac, mùi dầu.
  • Nếu mua cá đã cắt khúc, thịt còn sáng, da sáng là cá còn tươi. Nếu màu thịt bầm, nhợt nhạt, vảy dễ tụt là cá không còn tươi. Thịt cá nếu dễ tróc ra khỏi xương là cá đã ươn.

Cách chọn tôm

  • Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng.
  • Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
  • Bí quyết để phân biệt độ tươi ngon tùy theo từng loại tôm:
+ Tôm hùm: Những con có càng xanh trong, vỏ tươi bóng là tươi ngon.
+ Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, có màu trắng hồng, mắt xanh.
+ Tôm sú: Có vỏ bóng trơn, sóng giữa thân tôm tươi và trong;
  • Tuyệt đối bạn không nên mua tôm đã chuyên sang màu hồng đậm, đầu và các càng rời khỏi thân, có mùi ươn là tôm đã để lâu dài ăn không ngon mà rất nguy hiểm nữa đấy.

Cách chọn cua

Chọn cua tươi ngon và đảm bảo chất lượng bằng các tiêu chí:
  • Cua phải còn sống.
  • Khi lấy tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt.
  • Lớp vỏ ngoài có màu xám đục, yếm to.
  • Yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng cử động khỏe mạnh, gai trên càng và mai cua vẫn còn nguyên màu sắc.
  • Ấn mạnh vào càng bơi của cua thấy chắc, cứng.
  • Gõ nhẹ, có cảm giác chắc tay.
  • Lấy tay kẹp chặt phần dưới bụng cua, nếu chân, càng cua duỗi thẳng, không bị chúi xuống là cua khỏe mạnh, ăn ngon.
  • Tuyệt đối không nên mua những con cua có càng mọng nước, que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm, chân bới không chắc là những con cua xốp, ít thịt, không ngon đâu nhé.

Cách chọn ghẹ

Bạn nên chọn ghẹ tươi ngon theo các tiêu chí cụ thể sau:
  • Nên chọn ghẹ có kích thước vừa phải sẽ ngon và nhiều thịt hơn ghẹ to và ghẹ quá nhỏ;
  • Chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ co lại, không duỗi, khi dùng tay bấm vào yếm không bị lún là còn tươi;
  • Đối với ghẹ thịt: Bạn dùng móng tay bấm vào sát phần yếm, gần mái chèo, nếu không lõm thì đó là ghẹ chắc thịt, nên chọn con đực sẽ ngon hơn con cái;
  • Đối vối ghẹ gạch: Nên chọn con cái, có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc, ghẹ đực thì có yếm nhỏ, ghẹ cái sẽ có yếm to hơn;
  • Ghẹ có nhiều loại, bao gồm: ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh,… tuy nhiên ghẹ xanh vẫn ngon và bổ dưỡng nhất;
  • Không nên mua cua, ghẹ vào những ngày trăng tròn vì sẽ bị ốp (thịt nhão, mềm) không ngon.

Cách chọn các loại ốc, sò

Với ốc thì nên chọn những loại còn đang bò, khi chạm tay mới khép miệng lại. Ốc mập, ngon thì mài ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, trái lại, nếu ốc chết hay ốm thì mài thụt sâu vào trong vỏ ốc (sẽ có mùi hôi).

Đối với các loại sò thì nên ngửi. Nếu chúng không có mùi hôi là được, bởi nếu sò chết có mùi hôi rất khó chịu. Tùy loại sò mà bạn lựa chọn khác nhau, với sò lông, sò dương… nên chọn những con vừa ăn, không lớn quá vì thịt sò dai. Sò huyết thì không nên chọn con nhỏ, khi chế biến thịt sò teo lại, không ngon. Có rất nhiều loại sò cho bạn lựa chọn như sò huyết, sò lông, sò lụa… nhưng đều có chung một cách lựa chọn để đảm bảo độ tươi ngon.
  • Bạn nhìn vào rổ sò, thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài là sò tươi.
  • Khi sò sống, vỏ của sò sẽ đóng mở tự nhiên, khi bạn đụng vào nó sẽ tự động đóng miệng lại.
  • Nên lựa chọn những con sò có kích cỡ vừa, sò nhỏ quá hay to quá đều không ngon đâu nhé.
  • Những con sò ngậm miệng, có mùi hôi, vỏ sò không đóng được lả sò chết, không nên mua.
  • Riêng đối với ngao, bạn nên chọn những con khép chặt miệng, còn những con mở miệng là những con ngao đã bị chết rồi đấy.

Cách chọn mực tươi


Mực tươi có rất nhiều loại khác nhau như mực nang, mực ống, mực sim,… nhưng nếu không biết cách chọn lựa kĩ càng khi đi chợ thì rất dễ mua phải những con đã chết ươn.

  • Đối với mực nang: Bạn nên chọn con to, dày mình, có màu trắng đục, thịt chắc, không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài, phần râu mực cứng.
  • Đối với mực ống: Chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, phần râu mực cứng, túi mực chưa bị vỡ;
  • Không nên chọn những con mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh vì đó là những con mực kém tươi rồi đấy nhé.


Cách nhận biết hải sản ủ ướp bằng chất cấm

Hầu hết cá, mực, đặc biệt là cá biển… bày bán ở chợ đều đã chết, để đánh lừa người mua, người bán dùng urê pha loãng với nước đá nhúng THS vào, hoặc bôi hàn the vào thịt heo, bò cho trông có vẻ tươi hơn, có thể để qua ngày hôm sau bán tiếp.

Cá ướp urê nhìn thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường, nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Với mực, bạch tuộc… cũng tương tự, nhìn tươi nhưng khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, hôi… Thịt heo, bò khi bị tẩm hàn the nhìn bên ngoài thấy tươi ngon, màu thịt đỏ nhưng khi cắt ra, bên trong màu thịt khác thường, thịt mềm nhũn, ấn miếng thịt bị lõm xuống, không trở lại hình dạng ban đầu

Hãy là người tiêu dùng thông thái để có bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.


0 nhận xét trong bài "Cách nhận biết hải sản tươi sống, không nhiễm hóa chất"

Đăng nhận xét